1.Rèm vải là gì?
Rèm vải là loại rèm được may và gia công từ các loại vải : vải voan, vải gấm, vải cotton, vải lụa, vải nhung, vải bố....rất được ưa chuộng sử dụng từ thời cổ đại cho đến tận ngày nay. Rèm vải trên thị trường hiện nay đang được coi là loại rèm thịnh hành và phổ biến nhất, bởi nó được sử dụng với hầu hết các không gian sống cửa sổ trong nhà.
Với chất liệu vải, rèm vải dễ dàng được may thành nhiều kiểu dáng khác nhau thích hợp cho mọi phong cách căn phòng. Chính bởi chất liệu bằng vải nên rèm vải có nhiều sự lựa chọn về màu sắc giúp cho chúng ta có thêm thật nhiều sự lựa chọn lý tưởng cho căn hộ của mình. Kiểu dáng mềm mại và màu sắc của những tấm rèm vải tất cả đều mang đến vẻ đẹp ấn tượng và khiến cho không gian của bạn trở nên đẹp mắt hơn.
Rèm vải cũng là loại rèm che chắn thực hiện rất tốt chức năng chống nắng, chống gió hay cách âm của rèm. Chúng lại phổ biến dễ tìm, dễ lựa chọn, giá cả phải chăng bởi vậy rèm vải là loại rèm có mặt nhiều nhất trong các căn phòng hiện nay.
Mặt khác, là chất liệu bằng vải nên rèm vải có độ bền cao, lại dễ vệ sinh, dễ treo lắp, thuận tiện cho người sử dụng chúng.
2. Thông số chi tiết về rèm vải
2.1. Chất liệu rèm vải:
Rèm vải hiện nay sử dung đa dạng các chất liệu vải đáp ứng nhu cầu của người dùng. Trên thị trường hiện nay phổ biến các loại vải may rèm như:
Vải coton: Rèm vải cotton là loại vải được làm từ bông, có nguồn gốc tự nhiên. Đăc điểm của loại vải này: hút ẩm, nhanh khô, đa dạng màu sắc và họa tiết, tạo ra sự ấm áp trong mùa đông và thoáng mát trong ngày hè.
Vải lụa: Rèm vải lụa là loại vải được làm từ tơ tằm, rất trơn và mỏng. Vải rèm lụa được ưa thích bởi chất óng ánh đặc trưng tạo cảm giác sang và quý phái cho không gian.
Vải nhung: Rèm vải nhung là loại rèm vải dày, mịn và nặng. Với những căn phòng chịu nhiều nắng và những căn phòng có không gian rộng rãi, có phong cách cổ điển thì rất thích hợp với rèm cửa chất liệu vải nhung
Vải voan: Rèm vải voan là loại vải có chất liệu rất mỏng, nhẹ nhàng và thường được sử dụng làm lớp trong khi may rèm cửa hai lớp.
Vải bố: Là loại vải dày, thường là vải trơn, không có họa tiết, nhưng màu sắc đa dạng,vải bố là loại vải sần sùi. Tuy nhiên, chúng đem lại cảm giác rất mộc mạc, mang một nét hiện đại.
Vải taffeta: là chất liệu rèm vải mỏng có độ cứng, hơi đơ. Thường được dùng để phối màu trên đầu rèm hay hai bên biên của rèm.
2.2. Kích thước rèm vải:
Rèm vải có kích thước khổ vải là 280cm. Tùy theo diện tích của cửa sổ và vị trí treo rèm mà khách hàng đặt mua kích thước cho phù hợp.
2.3. Kiểu dáng rèm vải:
Có 4 kiểu may rèm vải chính là may ly, may ore, may định hình, may xếp lớp (roman) - ngoài ra các kiểu rèm vải khác được may phối kết hợp giữa 3 loại may trên.
+ Kiểu may ly được hiểu là các múi trên đầu vải được may nhún lại. Các múi rèm chiết ly tạo nên những lớp sóng loe dần xuống dưới. Kiểu sóng này mang lại sự tự nhiên, phóng khoáng mà không kém phần mềm mại cho căn phòng của bạn.
+ Kiểu may thứ hai là may ore, nghĩa là sẽ đục những lỗ tròn ở rèm để luồn thanh rèm qua. Khi sử dụng kiểu may ore cần kết hợp với những khuyên tròn ore để tạo nên những lớp sóng đều nhau, suôn thẳng.
+ Kiểu may thứ 3 là may định hình. Kiểu rèm vải này cũng có những lớp sóng như kiểu may ore nhưng thay vì đục lỗ thì nó dùng móc định hình để tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo.
+ Kiểu may xếp lớp ( roman) là chia tấm vải thành nhiều đoạn bằng nhau, may và thêm phụ kiện sao cho tạo thành nhiều ô, khi kéo lên các ô sẽ xếp lên nhau tạo thành lớp như quạt giấy, khi thả xuống hết sẽ như 1 tấm vải phẳng.
2.4. Phụ kiện rèm vải :
Tùy vào kiểu dáng rèm vải bạn chọn mà có nhiều loại phụ kiện rèm vải đi kèm như:
- Thanh treo rèm cửa: là thanh ngang giúp bạn có thể luồn chiếc rèm cửa vào và treo lên tường.
- Khoen rèm: là phụ kiện rèm vải dùng để kết hợp rèm cửa với thanh treo rèm. Khoen sẽ được cố định ở trên đỉnh rèm nhằm có thể treo rèm lên thanh.
- Đầu bịt thanh treo: là phụ kiện giúp cho bạn đóng mở cửa rèm một cách dễ dàng mà không để bị tuột ra ngoài.
- Phụ kiện tay vén rèm: giúp bạn có thể buộc rèm gọn lại.
- Phụ kiện trụ đỡ rèm: Giúp bạn cố định thanh treo chắc chắn vào tường.
Ngoài ra còn rất nhiều phụ kiện trang trí khác cho rèm đẹp mắt hơn đối với từng kiểu rèm riêng.